Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.



 
Trang ChínhPortalTìm kiếmLatest imagesĐăng kýĐăng Nhập
Bài gửiNgười gửiThời gian
Đôi điều đến các bạn Thu Jun 17, 2010 9:49 am
Mu online ^^! Wed Jun 16, 2010 2:49 pm
Cô gái "Cát" Sat Jun 05, 2010 12:09 pm
Tickerbar, một cách dễ dàng để có thêm thu nhập Tue May 11, 2010 9:03 am
Phần mềm học nghe tiếng Anh cực nhiều luôn Tue May 11, 2010 9:02 am
BẢN KẾ HOẠCH HỌP LỚP Thu Apr 29, 2010 9:03 pm
Bài tập ngữ pháp tiếng Anh cực nhiều, tải về thoải maíA Sat Apr 17, 2010 9:02 am
Thi thử chứng chỉ A, B, C, Đại học tiếng Anh online biết kết quả ngay Sat Apr 17, 2010 9:01 am
mọi người góp ý kiến nhé!!!! Fri Apr 16, 2010 9:47 pm
kỷ niệm bỏ quên.. Sun Apr 11, 2010 9:04 pm
Em à ! Em đang ở đâ u? Sun Apr 11, 2010 7:12 pm
Phải làm sao Sun Apr 04, 2010 9:03 pm
Bài tập nâng cao tiếng Anh lớp 6 đến 12 Wed Mar 24, 2010 12:01 pm
Thi thử toeic online biết kết quả ngay Wed Mar 24, 2010 12:00 pm

Share | 
 

 MÔI TRƯỜNG ĐỊA HÓA HỌC TỔ 4 VÔ THAM KHẢO

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down 
Tác giảThông điệp
KeHoangLuong
Admin

KeHoangLuong

Huy Chương : Huy chương VIP
Nam
Tổng số bài gửi : 1273
Age : 32
Đến từ : TRONG TÙ
Châm ngôn : CỐ Ý TÌM KHÔNG KHÔNG MÀ CÓ
VÔ TÂM TÌM CÓ CÓ MÀ KHÔNG
Cảnh báo vi phạm :
MÔI TRƯỜNG ĐỊA HÓA HỌC TỔ 4 VÔ THAM KHẢO Left_bar_bleue13 / 10013 / 100MÔI TRƯỜNG ĐỊA HÓA HỌC TỔ 4 VÔ THAM KHẢO Right_bar_bleue

Tâm trạng : MÔI TRƯỜNG ĐỊA HÓA HỌC TỔ 4 VÔ THAM KHẢO JFBQ00155070130A
Vật Cưng : MÔI TRƯỜNG ĐỊA HÓA HỌC TỔ 4 VÔ THAM KHẢO Turtle10
Trạng thái bản thân : Đôc thân
Cảm xúc cá nhân : MÔI TRƯỜNG ĐỊA HÓA HỌC TỔ 4 VÔ THAM KHẢO Jx06
Registration date : 01/08/2008

MÔI TRƯỜNG ĐỊA HÓA HỌC TỔ 4 VÔ THAM KHẢO _
Bài gửiTiêu đề: MÔI TRƯỜNG ĐỊA HÓA HỌC TỔ 4 VÔ THAM KHẢO   MÔI TRƯỜNG ĐỊA HÓA HỌC TỔ 4 VÔ THAM KHẢO Icon_minitimeMon Mar 02, 2009 4:20 pm

MÔI TRƯỜNG ĐỊA HÓA HỌC TỔ 4 VÔ THAM KHẢO Conbo
Nhiễm độc thạch tín từ chất đốt phân bò

Phân bò vừa được phát hiện là nguyên nhân gây ra sự ngộ độc thạch tín trong các làng quê nông thôn tại Tây Ben-gan, Ấn Độ. Trong suốt quãng thời gian cuối thế kỷ trước, người dân tại Trung quốc, Nepal, Ấn Độ và Bangladesh được khuyến khích sử dụng nước giếng.



Trong khi cố gắng giảm bớt những nguy hại từ các bệnh gây ra do vi khuẩn trong nước giếng, người ta cũng nhanh chóng khám phá ra rằng nước giếng cũng bị làm độc bởi sự ngấm chất độc thạch tín từ đất đá. Các bệnh tật do việc uống nước giếng và do việc sử dụng gạo cũng như những cây trồng khác tưới bằng nước giếng, đã được công bố rộng rãi. Chakraborti Dipankar và những đồng nghiệp từ Trường đại học Jadavpur, Ấn Độ hiện vừa khám phá được một nguyên nhân khác liên quan đến việc nhiễm độc thạch tín của người dân vùng tây Ben-gan.

“Những con bò trong vùng này, khi được cho ăn rơm rạ bị nhiễm độc thạch tín bởi nước giếng, sẽ thải ra phân. Phân này sẽ được người dân trong vùng phơi khô và sử dụng làm nhiên liệu chất đốt”, Chakraborti giải thích. Ông phát hiện ra rằng khi các bánh phân bò bị đốt cháy, thạch tín sẽ được giải phóng vào không khí, và người dân sẽ hít phải. Jose Centeno, một chuyên gia trong ngành y học địa chất tại Viện nghiên cứu bệnh tật của quân lực Mỹ tại Washington, DC, nhận xét rằng những kết quả nghiên cứu trên rất quan trọng bởi vì đã làm sáng tỏ được một trong những nguyên nhân gây nên sự nhiễm độc thạch tín trong vùng này. MÔI TRƯỜNG ĐỊA HÓA HỌC TỔ 4 VÔ THAM KHẢO PhanboTại một số làng quê Ấn Độ, phân bò được phơi khô và dùng làm chất đốt

“Phát hiện trên càng cho thấy tầm nghiêm trọng của vấn đề, khi các lò đốt và bếp tại đây thường không được thông gió”, Chakraborti nói. Ông giải thích rằng phụ nữ và trẻ em trong vùng bị ảnh hưởng nhiều nhất, vì họ thường ở bên bếp lò trung bình 7 giờ một ngày. “Việc hít thạch tín vào, sẽ dẫn tới những vấn đề về hô hấp như bệnh ho mãn tính và làm yếu phổi”, Chakraborti nói. Centeno tin tưởng rằng cần phải có một sự nỗ lực của cộng đồng để ngăn ngừa sự nhiễm độc thạch tín. Ông nói rằng các nhà khoa học địa chất hiện đang cố gắng xác định các nguồn đất đá mà từ đó thạch tín nhiễm vào trong nước.



MÔI TRƯỜNG ĐỊA HÓA HỌC TỔ 4 VÔ THAM KHẢO Chimcanhcut
Phân chim cánh cụt và vấn đề ô nhiễm môi trường

Theo một bản công bố của hội Hóa học Hoàng Gia Châu Âu, phân của chim cánh cụt tại vùng Nam Cực cho thấy thêm vấn đề ô nhiễm hữu cơ tại nơi này. Adrian Covaci và các đồng nghiệp tại trường đại học Antwerp (Bỉ) đã tìm thấy một mức độ cao bất ngờ của sự ô nhiễm hữu cơ trong đất đá xung quanh khu vực sinh sống của một bầy chim cánh cụt không di trú Adelie tại Nam Cực.

Những chất gây ô nhiễm bắt nguồn từ con người như những loại thuốc trừ sâu organochlorine. Chúng thường phân tán qua không khí hoặc các dòng hải lưu . Các nghiên cứu gần đây đã chỉ ra rằng những loài chim di trú cũng có thể mang theo các chất gây ô nhiễm hữu cơ trong cơ thể của chúng tới Nam Cực, Covaci giải thích thêm.

Đối với những con chim cánh cụt định cư, Covaci cho rằng ban đầu chúng bị nhiễm chất ô nhiễm qua thức ăn là các con cá đã bị nhiễm độc. Sự tích tụ sinh học làm cho các chất độc tích lại trong cơ thể của chim cánh cụt đạt tới mức cao. Do đó, đất đá xung quanh khu vực sẽ bị ô nhiễm vì phân và xác của chim cánh cụt.

Vì vậy, qua việc nghiên cứu đất đá xung quanh khu vực sinh sống của chim cánh cụt, ta có thể tìm hiểu được phần nào vấn đề ô nhiễm tại Nam Cực.


MÔI TRƯỜNG ĐỊA HÓA HỌC TỔ 4 VÔ THAM KHẢO Santiago

Nitơ - Nguyên nhân của sự ấm lên toàn cầu
Việc thải ra khí cacbonic, nhiệt độ Trái Đất tăng lên, băng tan và khí hậu thất thường luôn có mặt trong những bản tin hằng ngày. Nhưng có phải sự quan tâm của chúng ta đến khí cacbonic đã che mắt chúng ta trước sự đe dọa của một tác nhân nguy hiểm hơn? Thủ phạm gây ra hiện tượng ấm lên toàn cầu chính là Nitơ và việc xem nhẹ nó sẽ dẫn đến những thiệt hại rất lớn tới cả sức khoẻ của con người lẫn môi trường.

Khí nitơ trong thiên nhiên

Nitơ là một khí thiết yếu của cuộc sống. Thực vật, động vật và vi khuẩn, tất cả đều sử dụng Nitơ (trong các amino acid, thành phần cấu tạo nên protein – chất đạm). Protein không chỉ cho phép chúng ta phát triển và hoạt động mà chúng còn hình thành cơ sở của hầu hết mọi phản ứng hoá học trong cơ thể con người. Nguồn Nitơ chính của chúng ta là từ khí quyển, nơi mà chúng hiện diện dưới dạng khí Nitơ (N2), còn gọi là đạm khí. Tuy nhiên ở dạng khí, Nitơ rất trơ và chỉ một số lượng nhỏ sinh vật có thể sử dụng nó. Quá trình tự nhiên của việc sử dụng khí nitơ và chuyển hoá nó thành những hợp chất hữu dụng (có ích) gọi là cố định đạm, và được thực hiện bởi vi khuẩn cố định đạm (và thỉnh thoảng là sấm sét). Khả năng kết hợp hay cố định nitơ là đặc trưng quan trọng của công nghiệp hóa chất hiện đại, trong đó Nitơ (cùng với khí thiên nhiên) được chuyển hóa thành amôniắc (phương pháp Haber).

Ammoniac về mặt sinh học dễ tiếp cận hơn khí Nitơ và được sử dụng bởi vi khuẩn nitrat hoá để tạo thành các anion nitrit (NO2-) và sau đó là nitrat (NO3-). Những ion nitrat này là dạng Nitơ mà thực vật có thể hấp thụ được, và như thế tức là dạng đưa Nitơ vào chuỗi thức ăn của chúng ta. Nhưng nếu toàn bộ lượng Nitơ trong khí quyển rốt cuộc đều bị hấp thụ bởi động vật và thực vật thì chắc chắn sẽ có sự thiếu hụt Nitơ. May thay có những vi khuẩn có khả năng khử Nitơ nhằm hoàn thành chu trình tự nhiên của Nitơ và chuyển hoá nó thành chất khí N2.

Chu trình này một cách tự nhiên được điều chỉnh bởi tốc độ mà vi khuẩn có thể chuyển hoá một hợp chất này thành một hợp chất khác và bởi số lượng vi khuẩn có sẵn trong đất. Trước đây, việc này dẫn đến một giới hạn tự nhiên của Nitơ trong tự nhiên, điều này dẫn đến việc luôn tồn tại một ngưỡng nitơ nhất định trong tầng sinh quyển. Tuy nhiên sự tiến bộ kỹ thuật đã đột ngột làm tăng giới hạn tự nhiên này lên, và những hậu quả của nó đã có ảnh hưởng sâu rộng. Vậy chuyện gì đã xảy ra?
MÔI TRƯỜNG ĐỊA HÓA HỌC TỔ 4 VÔ THAM KHẢO Nitrogen_cycle

Nguyên nhân của việc lượng Nitơ tăng quá cao (thừa Nitơ)

Sự khởi đầu của cuộc cách mạng công nghiệp đã báo trước một sự thay đổi nghiêm trọng làm ảnh hưởng lớn đến sự cân bằng Nitơ. Việc đốt cháy những nguyên liệu dưới lòng đất như than đá, dầu mỏ với qui mô lớn đã giải phóng những lượng lớn Nitơ oxit (bao gồm cả đinitơ oxit hay N2O). Điều này trở nên nghiêm trọng hơn khi Thế chiến I diễn ra, với sự phát triển của quá trình Haber-Bosch (quá trình điều chế NH3 từ khí N2 mà không có sự tham gia của vi khuẩn cố định đạm nói trên). Lượng khí ammonia được sản xuất trở thành một nguồn tài nguyên đáng kể và được sử dụng làm nguyên liệu sản xuất những thứ phân bón rẻ tiền cho hoa màu. Việc đốt rừng làm rẫy cũng như sản xuất nylon cũng góp phần đáng kể vào sự gia tăng lương Nitơ. Tuy nhiên, tầm quan trọng của nông nghiệp trên thế giới khiến chúng ta phân vân về việc có nên dừng điều chế Nitơ nhân tạo hay không? Tại sao chúng ta lại muốn quay trở lại giới hạn tự nhiên của chu trình Nitơ?

Tại sao chúng ta cần phải lo lắng?

Có hai đối tượng chính chịu ảnh hưởng xấu của các hợp chất của N: môi trường và sức khoẻ con người. Khi khí đinitơ oxit (N2O) lên đến tầng bình lưu và phá huỷ tầng ozone, dẫn đến sự gia tăng lượng bức xạ cực tím, gây ung thư da và đục thuỷ tinh thể. Trớ trêu thay khi N2O ở gần mặt đất nó có thể tạo thành ozone, từ đó tạo thành sương mù vào những ngày nắng nóng và không có gió. Sương mù đó gây ra các bệnh đường hô hấp, phá hoại buồng phổi, tăng nguy cơ ung thư cũng như làm giảm sức đề kháng của con người. Nitơ oxit cũng hòa tan hơi nước trong không khí và tạo thành mưa acid, bào mòn đá, các vật dụng bằng kim loại cũng như nhà cửa. Năm 1967 một cây cầu trên sông Ohio bị sập do mưa acid, khiến 46 người chết. Không chỉ thế, ngay đến con người, thực vật (bao gồm cả cây trồng của chúng ta) cũng gặp nguy hiểm. Mối liên hệ giữa mưa acid, bệnh Alzheimer và các vấn đề về não bộ đã được nhiều nhà khoa học lưu ý. Vậy tóm lại, đây là tin xấu !

Còn nhiều vấn đề khác nữa. Việc lạm dụng phân bón hoa màu cũng như các hợp chất của nitơ để nuôi gia súc đã dẫn đến một lượng lớn nitơ chảy vào trong các ao hồ. Hậu quả là tảo phát triển mạnh ngoài sự kiểm soát nhờ vào “dòng lũ” Nitơ này, lấy hết nguồn oxy trong nước và lấp đi ánh sáng mặt trời, làm tôm cá chết ngạt và ngăn cản quá trình quang hợp ở các thực vật sống dưới nước. Đáng lo ngại là lượng Nitơ ở hồ tại Na uy đã tăng lên gấp đôi trong 10 năm qua và ở Bắc Âu người ta đang thải ra lượng nitơ với tốc độ gấp 100 lần tự nhiên. Tương lai của những cái hồ này xem ra vô cùng u ám.

Quay trở lại với đất, lượng nitơ trong đất tăng cũng khiến một số loài thực có thể thắng thế hơn so với số còn lại. Sự “phục vụ” này có thể giúp chúng lợi dụng số Nitơ thừa để phát triển một cách nhanh chóng, và điều này hiển nhiên số phận của những loài khác sẽ trở nên tăm tối vì mất đi nhiều nguồn tài nguyên. Các loài thực vật khác dần dần biến mất (tuyệt chủng), ảnh hưởng đến các loài động vật, côn trùng, chim muông ăn các loài này để sống. Đây chính là hiện tượng đã khiến cho nhiều khu rừng ở Hà Lan trở nên khan hiếm các chủng loại động thực vật.

Cuối cùng, nitơ oxit cũng gây ra hiện tượng trái đất nóng dần lên. Dù nồng độ nitơ oxit trong không khí ít hơn đáng kể so với nồng độ CO2, mối nguy hại tiềm tàng do chúng gây ra làm ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và môi trường lại nhiều gấp 300 lần. Vậy chúng ta có thể làm gì?
Về Đầu Trang Go down
http://www.petalia.org/Inspiration/tinhyeu.htm
vvk
Moderator

vvk

Huy Chương : Huy chương VIP
Nữ
Tổng số bài gửi : 469
Age : 33
Đến từ : nơi tận cùng thế giới
Châm ngôn : Hạnh phúc không phải là mục đích mà nó chính là cách sống
Cảnh báo vi phạm :
MÔI TRƯỜNG ĐỊA HÓA HỌC TỔ 4 VÔ THAM KHẢO Left_bar_bleue0 / 1000 / 100MÔI TRƯỜNG ĐỊA HÓA HỌC TỔ 4 VÔ THAM KHẢO Right_bar_bleue

Tâm trạng : MÔI TRƯỜNG ĐỊA HÓA HỌC TỔ 4 VÔ THAM KHẢO Yociexp111
Vật Cưng : MÔI TRƯỜNG ĐỊA HÓA HỌC TỔ 4 VÔ THAM KHẢO Lion10
Registration date : 07/12/2008

MÔI TRƯỜNG ĐỊA HÓA HỌC TỔ 4 VÔ THAM KHẢO _
Bài gửiTiêu đề: Re: MÔI TRƯỜNG ĐỊA HÓA HỌC TỔ 4 VÔ THAM KHẢO   MÔI TRƯỜNG ĐỊA HÓA HỌC TỔ 4 VÔ THAM KHẢO Icon_minitimeTue Mar 03, 2009 12:13 pm

bài này tuần sau học đúng ko ? zậy tổ mình họp lại thảo luận đi để chủ đề thêm sôi nổi ^^!. Àh cô kêu là cả 2 tổ 3 và 4 làm về "hóa học và môi trường" but Xuân đề nghị tổ 3 làm phần 1"hóa học và vấn đề ô nhiễm môi trường" còn tổ 4 mình thì làm về fần 2 "hóa học với vấn đề phòng chống ô nhiễm môi trường" mí bạn thấy sao ? chia ra làm dc ko ?
Về Đầu Trang Go down
cryverymuch
Admin

cryverymuch

Huy Chương : Huy chương VIP
Nam
Tổng số bài gửi : 921
Age : 32
Đến từ : CĐ CNTT TP HCM
Châm ngôn : Ko fải thích 1 người là yêu người đó
Cảnh báo vi phạm :
MÔI TRƯỜNG ĐỊA HÓA HỌC TỔ 4 VÔ THAM KHẢO Left_bar_bleue0 / 1000 / 100MÔI TRƯỜNG ĐỊA HÓA HỌC TỔ 4 VÔ THAM KHẢO Right_bar_bleue

Tâm trạng : MÔI TRƯỜNG ĐỊA HÓA HỌC TỔ 4 VÔ THAM KHẢO Yociexp111
Vật Cưng : MÔI TRƯỜNG ĐỊA HÓA HỌC TỔ 4 VÔ THAM KHẢO Tiger10
Trạng thái bản thân : Đôc thân
Phone : 01694715881
Cảm xúc cá nhân : MÔI TRƯỜNG ĐỊA HÓA HỌC TỔ 4 VÔ THAM KHẢO Jx04
Registration date : 15/07/2008

MÔI TRƯỜNG ĐỊA HÓA HỌC TỔ 4 VÔ THAM KHẢO _
Bài gửiTiêu đề: Re: MÔI TRƯỜNG ĐỊA HÓA HỌC TỔ 4 VÔ THAM KHẢO   MÔI TRƯỜNG ĐỊA HÓA HỌC TỔ 4 VÔ THAM KHẢO Icon_minitimeTue Mar 03, 2009 2:58 pm

thì làm vậy, 2 tổ sẽ cử người lên thuyết trình, ai cũng có cơ hội chứng tỏ trước đám đông. Đúng Ko ?
Về Đầu Trang Go down
https://h123.forumvi.com
KeHoangLuong
Admin

KeHoangLuong

Huy Chương : Huy chương VIP
Nam
Tổng số bài gửi : 1273
Age : 32
Đến từ : TRONG TÙ
Châm ngôn : CỐ Ý TÌM KHÔNG KHÔNG MÀ CÓ
VÔ TÂM TÌM CÓ CÓ MÀ KHÔNG
Cảnh báo vi phạm :
MÔI TRƯỜNG ĐỊA HÓA HỌC TỔ 4 VÔ THAM KHẢO Left_bar_bleue13 / 10013 / 100MÔI TRƯỜNG ĐỊA HÓA HỌC TỔ 4 VÔ THAM KHẢO Right_bar_bleue

Tâm trạng : MÔI TRƯỜNG ĐỊA HÓA HỌC TỔ 4 VÔ THAM KHẢO JFBQ00155070130A
Vật Cưng : MÔI TRƯỜNG ĐỊA HÓA HỌC TỔ 4 VÔ THAM KHẢO Turtle10
Trạng thái bản thân : Đôc thân
Cảm xúc cá nhân : MÔI TRƯỜNG ĐỊA HÓA HỌC TỔ 4 VÔ THAM KHẢO Jx06
Registration date : 01/08/2008

MÔI TRƯỜNG ĐỊA HÓA HỌC TỔ 4 VÔ THAM KHẢO _
Bài gửiTiêu đề: Re: MÔI TRƯỜNG ĐỊA HÓA HỌC TỔ 4 VÔ THAM KHẢO   MÔI TRƯỜNG ĐỊA HÓA HỌC TỔ 4 VÔ THAM KHẢO Icon_minitimeTue Mar 03, 2009 3:19 pm

uh thấy vậy dc đó,mà có gì thì cả hai tổ post những thông tink iêm dc lên forum để chia sẻ tốt hơn
Về Đầu Trang Go down
http://www.petalia.org/Inspiration/tinhyeu.htm
Sponsored content




MÔI TRƯỜNG ĐỊA HÓA HỌC TỔ 4 VÔ THAM KHẢO _
Bài gửiTiêu đề: Re: MÔI TRƯỜNG ĐỊA HÓA HỌC TỔ 4 VÔ THAM KHẢO   MÔI TRƯỜNG ĐỊA HÓA HỌC TỔ 4 VÔ THAM KHẢO Icon_minitime

Về Đầu Trang Go down
 

MÔI TRƯỜNG ĐỊA HÓA HỌC TỔ 4 VÔ THAM KHẢO

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
 :: -‘๑’- Khu Vực Trao Đổi Kinh Nghiệm -‘๑’- :: HọcTập :: Hoá-
 
h123
Yh:oanvietit@gmail.com
line footer
 
Create a forum on Forumotion | ©phpBB | Free forum support | Báo cáo lạm dụng | Thảo luận mới nhất